Luật chống hàng giả hàng nhái ngăn chặn hành vi làm hàng kém chất lượng

Thực tế, chống hàng giả, hàng nhái trên thị trường không khó vì chúng được bày bán khá công khai. Nhiều loại chỉ cần nhìn mắt thường cũng biết là hàng giả, song để khẳng định đó là hàng giả trước khi xử lý lại không dễ chút nào. Bởi để xử lý được hàng giả thì bắt buộc phải có giám định kết luận hàng giả.

Tình trạng kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng nhái cũng “rầm rộ” trên mạng. Chỉ một vài cú click chuột trên các trang website bán hàng, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được những món hàng hiệu trên thực tế có giá đắt đỏ nhưng được rao bán rất rẻ.

1. Hàng giả là gì?

hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng
Máy tính casio hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng

Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP, hàng giả được quy định như sau: “Hàng giả” gồm:

a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

h) Tem, nhãn, bao bì giả gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.

2. Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với việc sản xuất và lưu hành hàng giả

luật chống hàng giả hàng nhái
Cần phài có luật chống hàng giả hàng nhái để ngăn chặn hành vi làm hàng kém chất lượng

Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định cụ thể với từng mức hàng hóa vi phạm như sau:

Luật chống hàng giả, hàng nhái đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng; Phạt tiền từ 500.000-2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả; tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1-3 triệu đồng; Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật; có giá trị từ 3 đến dưới 5 triệu đồng; Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5 đến dưới 10 triệu đồng…

Ngoài ra cá nhân vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề…) và phải có các biện pháp khắc phục hậu quả.

Về xử lý hình sự, Điều 156 BLHS quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả; tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị; từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng; nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định; tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157; 158, 159 và 161 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm… thì bị phạt tù từ 3-10 năm.

Đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, tùy mức độ vi phạm; có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tân Hoa Mai chuyên tư vấn uy tín, chuyên nghiệp
Tân Hoa Mai chuyên tư vấn luật chống hàng giả hàng nhái uy tín, chuyên nghiệp

Vì thế, để chống hàng giả, hàng nhái, doanh nghiệp cần thiết phải in tem chống hàng giả. Tân Hoa Mai chuyên in tem truy xuất nguồn gốc, tem hologram, tem cuộn, màng hologram… Tư vấn và giúp doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất; với giá thành phù hợp khả năng doanh nghiệp.

Vui lòng liên hệ để nhận báo giá nhanh nhất:

CÔNG TY IN ẤN KTM TÂN HOA MAI
Địa chỉ công ty: 96/5A Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Liên hệ: 0919 00 99 30
Email: intemtanhoamai@gmail.com

0919.00.99.30
zalo-icon
facebook-icon