Tem phụ hàng nhập khẩu mẫu đẹp và quy định liên quan

Tác Giả: Phạm Thị Kim Thoa
Update: 30/07/2024

Tem phụ hàng nhập khẩu hay gọi tắt là nhãn phụ là một loại tem chứa những nội dung bắt buộc được dịch từ ngôn ngữ nước ngoài sang tiếng Việt theo đúng quy định của pháp luật. Việc này góp phần giúp người tiêu dùng và cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát được hàng hóa chính hãng và nhập lậu.

Vậy con tem này có những loại nào? Quy định loại tem này ra sao? Cùng Tân Hoa Mai tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

tem-phu-hang-nhap-khau

Các mẫu tem phụ sản phẩm nhập khẩu

Để khách hàng dễ dàng hình dung về các mẫu tem phụ hàng nhập khẩu, Tân Hoa Mai đã sưu tầm được một số hình ảnh mẫu cho người dùng tham khảo:

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

tem-phu-hang-nhap-khau

→ Chúng tôi có bộ sưu tập nhiều mẫu hơn tại bài viết: Mẫu tem phụ sản phẩm đẹp, chuyên nghiệp

Các mẫu tem phụ sản phẩm nhập khẩu mới nhất dù có đa dạng thế nào cũng phải tuân thủ những quy định về tem phụ để tránh sai sót và bị thu hồi khi cơ quan chức năng kiểm tra. Vậy khi chuẩn bị in loại tem nhãn này cần biết những quy định nào?

Quy định về tem phụ hàng nhập khẩu cập nhật mới nhất

Tem phụ hàng nhập khẩu không có quá nhiều quy định khắt khe. Tuy nhiên, một số quy định của tem về cơ bản vẫn phải đáp ứng để được thông qua khâu kiểm duyệt của cơ quan chức năng tránh trường hợp thu hồi lượng lớn để chỉnh sửa.

Quy định của pháp luật về tem nhãn phụ hàng nhập khẩu

Quy định của pháp luật về nhãn phụ được quy định tại:

Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP

“Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa…

  1. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”

Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP

“Điều 8. Ghi nhãn phụ…

  1. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.”

tem-phu-hang-nhap-khau

Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP

“Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

  1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
  2. a) Tên hàng hóa;
  3. b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  4. c) Xuất xứ hàng hóa;
  5. d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Theo đó, trên nhãn phụ phải chứa đựng đầy đủ các thông tin sau đây:

– Hướng dẫn sử dụng

– Thành phần công thức đầy đủ

– Tên nước sản xuất

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường

– Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích

– Số lô sản xuất

– Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng

– Lưu ý về an toàn khi sử dụng (nếu có).”

Đây là những quy định cơ bản của nhà nước trong quá trình làm tem phụ hàng nhập khẩu. Nếu bạn đã và đang trong quá trình thiết kế và in ấn tem phụ hàng nhập khẩu thì không thể bỏ qua những quy định này nhé!

* Thông tin thêm: Nếu mỹ phẩm là hàng nhập khẩu thì cũng tuân thủ những quy định nêu trên. Để rõ hơn, bạn tham khảo bài viết này nhé: Mẫu tem của mỹ phẩm.

tem-phu-hang-nhap-khau

Quy định cơ bản trên trên tem nhãn phụ

Ngoài những quy định mang tính bắt buộc trên thì trong ngành in ấn cũng có những quy định bất thành văn cần tuân thủ khi làm tem phụ hàng nhập khẩu. Dưới đây là một số quy định mà công ty in ấn lâu năm tổng hợp cho quý khách:

  • Ngoài những thông tin như hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, công dụng, cơ quan chịu trách nhiệm phân phối,… Thì mục thành phần sản phẩm và địa chỉ công ty chính ở nước ngoài có thể giữ nguyên tên tiếng anh hoặc tên khoa học để tránh gây nhầm lẫn.
  • Màu sắc trên nhãn hàng hóa nhập khẩu không quá sặc sỡ để tránh gây khó đọc và sao nhãng thông tin đối với khách hàng. Thông thường tem nhãn phụ thường được in trên nền trắng chữ đen.
  • Nguyên liệu in ấn: Thường chọn những nguyên liệu chịu được nước nhất định để tránh sản phẩm bị ướt không đọc được chữ.
  • Font chữ: Tròn, rõ vành và dễ dàng đọc.
  • Bố cục: Thiết kế hợp lý tránh sắp xếp rối loạn làm người dùng không nắm bắt được thông tin.

Đây là những quy định đến tem phụ hàng nhập khẩu. Nếu bạn đang muốn tìm một công ty in tem này với yêu cầu là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ, thì đừng ngần ngại liên hệ công ty Tân Hoa Mai để in tem phụ đạt chuẩn nhé!

0919.00.99.30
zalo-icon
facebook-icon