Các biện pháp chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả năm nay

Tác Giả: Phạm Thị Kim Thoa
Update: 05/08/2024

Hàng giả gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp chân chính. Do đó, việc bảo vệ sản phẩm khỏi hàng giả và đơn giản hóa quy trình nhận diện hàng nhái, hàng giả là nhu cầu cấp thiết của các công ty và doanh nghiệp hiện nay. Trước tình trạng hàng giả tràn lan và phát triển phức tạp, dưới đây là 5 biện pháp chống hàng giả đã được chứng minh hiệu quả cho đa số doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, giúp bảo vệ thương hiệu một cách toàn diện.

1. Bảo vệ thương hiệu trên phạm vi toàn cầu

Để ngăn chặn việc sản phẩm bị sao chép trái phép, doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo vệ thương hiệu. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung bao gồm đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu…

Đặc biệt, doanh nghiệp cần đảm bảo việc thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ không chỉ ở khu vực pháp lý hoạt động chính mà còn ở các thị trường hoặc quốc gia khác – nơi doanh nghiệp đang hướng tới và tiềm ẩn nguy cơ bị làm giả.

2. Áp dụng công nghệ chống hàng giả trên bao bì

Áp dụng công nghệ chống hàng giả trên bao bì là giải pháp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Các doanh nghiệp thường tạo ra những thiết kế khác biệt hoặc sử dụng các tính năng, đóng gói sản phẩm đặc biệt để dễ dàng phân biệt với sản phẩm giả mạo.

Phương pháp này cũng tạo ra rào cản lớn cho các đối tượng làm giả khi muốn sao chép sản phẩm.

Hiện nay, công nghệ chống hàng giả ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi phương thức chống giả trên bao bì như in mã QR code trực tiếp lên sản phẩm. Đây là phương pháp chống giả hiệu quả, cho phép doanh nghiệp kiểm soát sản phẩm khi lưu hành trên thị trường.

3. Phối hợp với cơ quan chức năng, xây dựng cơ chế giám sát thị trường

Để loại bỏ hàng giả và ngăn chặn các đối tượng sản xuất, doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan chức năng. Việc hỗ trợ cơ quan chức năng hiểu rõ sản phẩm chính hãng và phân biệt với sản phẩm giả mạo là rất cần thiết.

Nhờ đó, khi khảo sát thị trường, lực lượng chức năng có thể nhanh chóng phát hiện các sản phẩm giả mạo và có kế hoạch triệt phá.

Để thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi tập huấn cho lực lượng chức năng và quản lý thị trường. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tổ chức và liên kết với cơ quan chức năng.

Vì vậy, doanh nghiệp có thể liên hệ với In Tân Hoa Mai – đơn vị hỗ trợ pháp lý, kết nối cơ quan chức năng điều tra xử lý hàng giả để thực hiện các buổi tuyên truyền, tập huấn cùng cơ quan chức năng.

bien-phap-chong-gia

4. Giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt sản phẩm chính hãng

Người tiêu dùng là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến chống hàng giả. Sự tràn lan của hàng giả không chỉ làm giảm giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu đó là các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp như thuốc men, thực phẩm, nông sản, mỹ phẩm,…

Vì vậy, việc trang bị cho người tiêu dùng kiến thức và công cụ để phân biệt hàng thật – giả là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp nên thiết lập kênh thông tin riêng hoặc chuyên mục tư vấn giúp khách hàng nhận biết hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thường xuyên thông báo và giáo dục người tiêu dùng về các dấu hiệu nhận biết hàng giả, điểm khác biệt giữa hàng thật và hàng giả, cũng như các yếu tố quan trọng cần lưu ý.

Thông tin có thể được truyền tải qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hoặc bất kỳ kênh nào tiếp cận được người tiêu dùng. Việc in mã QR code liên kết đến thông tin sản phẩm chính hãng trên bao bì cũng là một giải pháp hiệu quả.

5. Ứng dụng tem chống hàng giả của In Tân Hoa Mai

Các giải pháp chống hàng giả công nghệ cao do In Tân Hoa Mai cung cấp trong nhiều năm qua đã được chứng minh là lựa chọn hiệu quả cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh.

Tem chống hàng giả ứng dụng công nghệ tiên tiến được dán trên sản phẩm hoặc bao bì ngày càng được coi là dấu hiệu nhận biết hàng thật trên toàn cầu.

Việc sử dụng tem chống hàng giả không chỉ nâng cao giá trị thương hiệu mà còn giúp người tiêu dùng dễ dàng xác thực sản phẩm chính hãng chỉ bằng điện thoại thông minh (nhắn tin hoặc quét mã QR).

Mỗi tem chống hàng giả đều sở hữu mã an ninh hoặc mã định danh duy nhất, được bảo mật bằng công nghệ SMS hoặc QR code, rất khó để sao chép hay làm giả. Bất kỳ nỗ lực làm giả tem đều bị hệ thống phát hiện và cảnh báo ngay lập tức.

Vì vậy, việc ứng dụng tem chống hàng giả là biện pháp quan trọng cần được triển khai ngay từ đầu để bảo vệ thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.

Đẩy mạnh biện pháp chống hàng giả, hàng nhái

Phương thức, thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngày càng tinh vi khiến cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn trong việc phát hiện và xử lý vi phạm. Do đó, việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái là vô cùng cần thiết.

Hơn 52.000 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái

Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thuộc Bộ Công Thương, trong năm 2023, lực lượng QLTT đã tiến hành thanh tra, kiểm tra hơn 71.000 vụ và phát hiện, xử lý hơn 52.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 500 tỷ đồng. Trong đó, liên quan đến các vụ việc vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lực lượng QLTT đã kiểm tra hơn 9.600 vụ việc, xử lý hơn 9.000 vụ việc, phạt hành chính hơn 92 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm hơn 118 tỷ đồng.

bien-phap-chong-gia-1

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục QLTT nhận định, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại các địa bàn trọng điểm, số vụ vi phạm giảm đáng kể so với trước đây, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh cũng được nâng cao. Tuy nhiên, những kết quả này chưa thực sự vững chắc, tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do phương thức, thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, phức tạp; cơ chế thực thi pháp luật còn chồng chéo, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi pháp luật còn hạn chế về năng lực nhận biết hàng thật, hàng giả, các loại hàng hóa được bảo hộ; những chiêu trò gian lận mới của các đối tượng sản xuất, kinh doanh; các phương thức kinh doanh mới… Mặt khác, sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi pháp luật chưa chặt chẽ.

Triển khai đồng bộ các giải pháp chống hàng giả

Đối mặt với thực trạng trên, ngày 29-3-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Theo đó, lực lượng QLTT sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trên môi trường mạng. Bởi lẽ, hiện nay, các đối tượng vi phạm không chỉ bán hàng ở những điểm cố định mà còn bán trên các nền tảng thương mại điện tử như Facebook, Zalo… gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm tra kho hàng, xử phạt.

Theo bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ: Một giải pháp quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái là nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực, nhận thức của lực lượng thực thi pháp luật và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt phải đủ mạnh để răn đe các tổ chức, cá nhân vi phạm và cả những người thực thi pháp luật không làm tròn trách nhiệm, dung túng, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Các chuyên gia cũng đề xuất cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử cần ký cam kết không kinh doanh hàng giả; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử. Nâng cao hiệu quả phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan bằng cách rà soát, đánh giá những quy định, cơ chế và hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để từ đó có những giải pháp hiệu quả hơn.

Một giải pháp quan trọng khác là tăng cường hợp tác quốc tế về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Cụ thể là thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; trao đổi, chuyển giao công nghệ từ các tổ chức quốc tế, các nước tiên tiến trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu trong nước về chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng với sự tham gia của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân để trao đổi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ.

Tân Hoa Mai tổng hợp

0919.00.99.30
zalo-icon
facebook-icon