10+ kỹ thuật in ấn chỉ người làm ngành in mới biết

Ngày nay, để truyền thông tốt, ấn phẩm quảng cáo không chỉ cần chú trọng tới nội dung, mà tính thẩm mỹ cũng được đề cao. Riêng sự chất lượng, ngoài thiết kế còn do kỹ thuật in ấn quyết định. Bạn có bao giờ tò mò quá trình để chuẩn hình ảnh, chữ viết từ giấy qua các ấn phẩm truyền thông với số lượng lớn đó như thế nào chưa? Nếu có và đang cần tìm hiểu, thì nội dung dưới đây là phần chia sẻ 10 kỹ thuật in ấn mà chỉ người làm trong ngành in mới biết. Bạn hãy tham khảo cùng Tân Hoa Mai nhé!

Kỹ thuật in AB

Với kỹ thuật này, chúng ta có thể in trên 2 mặt với 2 nội dung khác nhau. Mặt thứ nhất là mặt A thì mặt còn lại là mặt B. Phương pháp này thường được áp dụng để in các ấn phẩm thông thường, như: báo chí, catelogue,..

Kỹ thuật in ấn Flexo

Flexo là từ viết tắt của từ tiếng anh flexography. Đây là kỹ thuật in nổi. Nghĩa là các phần tử hình ảnh, chữ,… được làm cao hơn so với bề mặt. Hình ảnh trên khuôn sẽ ngược chiều và cấp bằng trục anilox. Tiếp đó là mực được truyền trực tiếp lên vật liệu qua quá trình ép in.

kỹ thuật in ấn flexo
Hinh xưởng in dùng kỹ thuật flexo

Kỹ thuật in laser

Đúng như tên gọi của nó, kỹ thuật này sử dụng các chùm tia laser để đưa hình ảnh, chữ, số hoặc các thông tin khác lên mặt in. In laser ngày nay được ứng dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nổi bật trong số đó là làm tem hologram, một loại tem dùng để chống hàng giả, niêm phong hoặc bảo hành hiệu quả.

→ Chúng tôi có bài viết trình bày chi tiết, mời bạn xem thêm ở mục: In laser là gì?

Kỹ thuật in lụa

In lụa có nguyên lý hoạt động tương tự như in mực. Kỹ thuật này dựa vào việc mực in thẩm thấu qua tấm lưới, sẽ có một lớp keo chuyên dụng rất mỏng phủ cố định lên các tấm lưới.

Do mới đầu, khung in được làm bằng tơ lụa nên được gọi là in lụa. Về sau, khung được thay thế bằng vải bông, vải sợi, lưới kim loại,.. nên còn được gọi là kỹ thuật in lưới.

Kỹ thuật in lụa
Gạt mực in qua tấm lụa khi để in ấn phẩm

Kỹ thuật in offset

Kỹ thuật này có chút hơi phức tạp. Ban đầu sẽ làm cho hình ảnh mực in dính ép lên các tấm cao su, tiếp tới mới ép từ cao su sang giấy. Dù vậy, cách làm này khắc phục được nhược điểm của mực in là không làm nước bị dính lên trên giấy.

cong-nghe-in-offset

Kỹ thuật in phun

Với phương pháp này, khuôn in không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của nguyên liệu in. Các đầu in của máy sẽ di chuyển liên tục trên băng truyền và phun ra các hạt mực rất nhỏ. Khi ấn phẩm đã có đủ hình ảnh, nội dung như file thiết kế thì quá trình in phun mới kết thúc.

ky-thuat-in-phun

In kỹ thuật số

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là chuyển trực tiếp hình ảnh kỹ thuật số ra ấn phẩm cần in thông qua các máy in hiện đại. Cách làm này vừa nhanh, vừa cho chất lượng in tốt, gần sát với bản thiết kế lên tới 99%. Do đó, in kỹ thuật số được sử dụng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ nên in số lượng tương đối, nếu in ấn công nghiệp với số lượng cực lớn sẽ không phù hợp. Bởi in nhiều sẽ tốn chi phí và thời gian.

Nội dung chi tiết, vui lòng xem tại chuyên mục: In kỹ thuật số là gì?

in-ky-thuat-so
Hình mẫu cho in kỹ thuật số

Kỹ thuật in proof

Với phương pháp này, sẽ chỉ ứng dụng trên đối tượng là khách hàng của xưởng in. Những bản in mẫu sẽ chỉ dùng để kiểm tra lại màu của tệp thiết kế, ước lượng độ chuẩn và chất lượng của ấn phẩm cần in.

in-proof

Kỹ thuật in tự trở

Cũng sẽ tương tự kỹ thuật in AB, nhưng ấn phẩm của in tự trở sẽ cho ra 2 mặt giống nhau hoàn toàn.

Kỹ thuật in thạch bản

Cách in này được dùng để in trên bề mặt nhẵn như đá, lito,.. Các đơn vị sản xuất thiết bị bán dẫn và MEMS thường dùng kỹ thuật này.

Kỹ thuật in UV

Loại kỹ thuật này có thể áp dụng được trên nhiều đối tượng. Sử dụng kỹ thuật in UV cho ra nhiều hiệu ứng ART hơn, chất lượng tốt hơn và năng suất hơn.

Kỹ thuật in vỗ bài

Các kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh 4 bản kẽm chồng lên nhau. Màu sắc cũng được canh chuẩn sao cho phù hợp với yêu cầu của bản in proof.

In typo

Phương pháp in này có tuổi đời lâu nhất hiện nay, được phát minh bởi người Trung Quốc. Tuy nhiên, cách in này đã quá cũ và thực hiện bằng thủ công. Sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một ấn phẩm. Vì vậy, in typo không còn được dùng nhiều ở thời đại ngày nay.

in-typo

Đó là toàn bộ kỹ thuật in ấn được phát minh và sử dụng từ trước tới nay. Trong số danh sách nêu trên thì kỹ thuật in offset; in lụa; in phun; in kỹ thuật số; in kỹ thuật flexo là hiện đại nhất, được dùng phổ biến nhất hiện nay.

Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn đều sử dụng các phương pháp in hiện đại, nhằm nâng cao hiệu suất và tối ưu chi phí. Ngay cả Tân Hoa Mai cũng trang bị đầy đủ các máy in hiện đại cho hệ thống nhà xưởng của mình.

0919.00.99.30
zalo-icon
facebook-icon